• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Kiến thức

Trang chủ • Kiến thức • Công nghệ chỉnh sửa gen – Một giải pháp hướng tới “Thỏa thuận Xanh Châu Âu”

25/08/2021 by CropLifeVietNam Leave a Comment

Công nghệ chỉnh sửa gen – Một giải pháp hướng tới “Thỏa thuận Xanh Châu Âu”

Tác giả: Kurrier
Ngày đăng: 25/08/2021

Biến đổi khí hậu đang gây mất mùa hàng loạt. Một giải pháp được đưa ra để cải thiện năng suất cây trồng bất chấp các điều kiện thời tiết như nắng nóng, hạn hán hay mưa nhiều là chọn tạo các giống cây trồng mới có khả năng thích ứng tốt hơn – dự án này được gọi là “Klimafit”.

Dự án Klimafit (Chương trình hợp tác tạo ra các giống cây có tính trạng được cải thiện nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu) đã hoạt động ở Áo được ba năm. Do vị trí địa lý, Áo đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Ngành nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất trồng trọt, đã cảm nhận rõ điều này. Những thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt ngày càng gia tăng khi tình trạng nắng nóng mùa hè, sương giá, hạn hán, thiếu hụt lượng mưa và phân bố lượng mưa không điển hình ngày càng trầm trọng, cũng như tỷ lệ dịch bệnh và sâu bệnh hại cây trồng ngày càng lan rộng. Kết quả là năng suất biến động thất thường kèm theo chất lượng thu hoạch kém. Vì vậy, cần phải có các giống cây trồng cho ra năng suất ổn định với chất lượng thu hoạch tốt trong điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

Dự án Klimafit được ra đời với mục tiêu trọng tâm là phát triển các giống cây phù hợp với khí hậu tại Áo, đặc biệt coi trọng khả năng chịu hạn và chịu nóng, để thích ứng với sự thay đổi khí hậu đang diễn ra cũng như các yêu cầu của khu vực và đảm bảo sự đa dạng của cây trồng về mặt quản lý bền vững. Bằng cách thử nghiệm vật liệu di truyền ở những vùng mà thực vật đã thường xuyên chịu áp lực nóng và hạn hán, việc mở rộng nguồn gen và các tính trạng mới để chọn tạo giống ở Áo sẽ được phát triển.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Elisabeth Köstinger đã chuẩn bị sẵn 3 triệu euro để triển khai dự án này. Cho đến nay, đã có tới 469 giống cây trồng mới được đăng ký khảo nghiệm. Tuy nhiên, phải mất từ 10 đến 15 năm để các kỹ thuật chọn tạo giống thông thường được chấp thuận.

Kỹ thuật di truyền có thể rút ngắn khoảng thời gian này một cách đáng kể. Với công nghệ chỉnh sửa gen, một phương pháp mới đã được phát triển khiến người ta không còn phân biệt cây được tạo ra từ công nghệ này với cây được nhân giống một cách tự nhiên. Nhưng vào năm 2018, Tòa án Công lý Châu Âu đã đưa ra phán quyết rằng các giống cây được tạo ra bằng kỹ thuật chỉnh sửa gen cũng được coi là sinh vật biến đổi gen và phải được quản lý nghiêm ngặt.

Khả năng tiếp cận mới

Ủy ban châu Âu hiện đã thừa nhận rằng Thỏa thuận Xanh (Green Deal) sẽ không thể triển khai nếu không có công nghệ chỉnh sửa gen. Một nghiên cứu về vấn đề này đã được trình bày vào tháng 4 vừa qua cho biết: “Với những cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với bệnh hại, điều kiện môi trường bất thuận cũng như tác động của biến đổi khí hậu, công nghệ gen có thể góp phần tích cực vào hệ thống lương thực bền vững. Những giống cây trồng này cũng mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn, chẳng hạn như chứa hàm lượng axit béo lành mạnh hơn. Các loại cây trồng này cũng đòi hỏi sử dụng đầu vào nông nghiệp thấp hơn, chẳng hạn như thuốc BVTV.” Các quy định trước đây được xem là “không phù hợp” và cần phải “điều chỉnh cho phù hợp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật”.

Do đó, ông Michael Gohn, chủ tịch của Saatgut Austria, đã kêu gọi cần có “an ninh pháp lý đối với các đơn vị chọn tạo giống cây trồng và nông dân càng nhanh càng tốt”. Ông cho biết: “Không áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen sẽ “làm giảm tải khả năng của các đơn vị chọn tạo giống cây trồng tại Áo trong việc cạnh tranh với quốc tế.”

Ảnh: European Green Deal – Thoả thuận Xanh Châu Âu (Nguồn: European Commission)

The European Green Deal hay Thoả thuận Xanh Châu Âu đề xuất hàng loạt chính sách về khí hậu, năng lượng, giao thông và thuế nhằm đảm bảo không phát thải ròng khí nhà kính vào năm 2050, tăng trưởng kinh tế tách rời khỏi sử dụng tài nguyên và không có người nào hay nơi nào bị bỏ lại.

Các thoả thuận cụ thể bao gồm:

– Tạo ra quỹ 100 tỷ euro để giúp các quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và “quá trình sử dụng nhiều carbon” để chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy đầu tư xanh.

– Cam kết nhằm đạt được trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và giảm phát thải carbon của toàn khối xuống “ít nhất 50%” và hướng đến 55% vào năm 2030 so với mức năm 1990.

– Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn hơn – một hệ thống được thiết kế để loại bỏ chất thải – nhằm giải quyết các sản phẩm bền vững hơn cũng như chiến lược “từ nông trại đến bàn ăn” để cải thiện tính bền vững của sản xuất và phân phối thực phẩm.

###

Tài liệu tham khảo:

– Thông tin về dự án Klimafit: https://www.ages.at/en/topics/agriculture/agricultural-research/food-security/forschungsprojekt-klimafit/

– Thông tin về Green Deal của EU: https://ec.europa.eu/info/strategy/priorities-2019-2024/european-green-deal_en

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tổ chức CropLife Châu Á phối hợp tổ chức hội thảo “Quản lý cỏ dại bền vững tại Việt Nam”

Tin tức - 01/11/2021

Tiêu chuẩn hữu cơ của Úc gây khó khăn cho sự tồn tại đồng thời cây trồng biến đổi gen và hữu cơ: Góc nhìn chuyên gia

Thông tin báo chí - 17/10/2018

Chuỗi hội thảo trực tuyến với Nông dân tại khu vực châu Á

Tin tức Thông tin báo chí - 17/09/2020

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Nâng cao năng lực về Giải pháp IPPC e-Phyto nhằm thúc đẩy thương mại hạt giống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nâng cao năng lực về Giải pháp IPPC e-Phyto nhằm thúc đẩy thương mại hạt giống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
APVMA: Gỡ bỏ 532 thuốc thú y và BVTV không rõ nguồn gốc khỏi các sàn thương mại Úc
APVMA: Gỡ bỏ 532 thuốc thú y và BVTV không rõ nguồn gốc khỏi các sàn thương mại Úc
USDA: Báo cáo về xu hướng ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Hoa Kỳ
USDA: Báo cáo về xu hướng ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Hoa Kỳ
Cục Bảo vệ thực vật và CropLife Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác triển khai chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm thứ 2 – 2025
Cục Bảo vệ thực vật và CropLife Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác triển khai chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm thứ 2 – 2025

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 243 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy