Một báo cáo khoa học mới công bố trên tạp chí Agbioforum đã cho thấy những hệ quả của việc ngừng sử dụng glyphosate tại 7 quốc gia tại khu vực Châu Á. Những tác động chính bao gồm: chi phí trừ cỏ tăng, hiệu quả kiểm soát cỏ dại giảm sút, hạn chế khả năng nông dân tiếp cận đồng ruộng và năng suất cây trồng giảm.
Đây là một nghiên cứu khoa học độc lập được tiến hành bởi Tiến sỹ Graham Brookes, Viện PG Economics. Nghiên cứu đã xem xét mức độ và mục đích sử dụng glyphosate hiện tại và những thay đổi có thể xảy ra đối với nông dân nếu như họ không sử dụng thuốc trừ cỏ này. Các quốc gia nghiên cứu bao gồm Indonesia, Australia, Thái Lan, Việt Nam, Philppines, Ấn Độ và Trung Quốc – đây là những quốc gia có mức độ sử dụng glyphosate phổ biến, một số nước trong đó đang cho phép canh tác các giống cây trồng chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate.
Glyphosate được sử dụng rộng rãi để kiểm soát cỏ dại tại khu vực Châu Á và chỉ có rất ít hoạt chất khác có thể được lựa chọn là giải pháp thay thế để trừ cỏ với hiệu quả và tính năng tương tự. Nếu không có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm glyphosate, nông dân phải kết hợp sử dụng nhiều biện pháp và sản phẩm khác nhau hoặc làm cỏ bằng tay.
CÁC KẾT LUẬN CHÍNH
Cấp độ khu vực
Glyphosate hiện đang được sử dụng rộng rãi khắp khu vực châu Á cùng với một số các hoạt chất tương đương được sử dụng trên các cánh đồng và cây trồng. Trong trường hợp Glyphosate bị cấm, nông dân sẽ phải sử dụng thêm các phương pháp bổ sung hoặc/và chỉ có lựa chọn trừ cỏ bằng tay hoặc máy. Những phương pháp kiểm soát cỏ dại thay thế này có tác động đáng kể bao gồm giảm hiệu quả kiểm soát cỏ dại, tăng mức độ sâu bệnh, khiến nông dân khó đi lại trên các cánh đồng và chi phí kiểm soát cỏ dại cao hơn, cụ thể:
- Chi phí kiểm soát cỏ dại tặng lên
- Hiệu quả trừ cỏ giảm
- Năng suất cây trồng giảm
- Giảm mức độ nông dân tiếp cận đồng ruộng
- Ảnh hưởng tới môi trường do mức độ làm đất tăng
Chi phí kiểm soát cỏ dại hàng năng sẽ tăng ở cả 07 quốc gia vào khoảng từ $1.36 tỷ đến $1.9 tỷ đô la Mỹ trung bình tăng $22 – $30/ha. Đây là mức tăng chi phí đầu vào đáng kể và nếu tính cả mức tác động do giảm năng suất, nông dân ở các quốc gia bị hạn chế sử dụng glyphosate sẽ không có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng nông sản trên thế giới.
Những lợi ích kinh tế và môi trường của việc trồng ngô và bông chống chịu Glyphosate ở Úc, Philippines và Việt Nam sẽ chắc chắn mất đi. Hệ quả của việc hạn chế sử dụng glyphosate sẽ bao gồm cả những lợi ích của kỹ thuật canh tác không cày bừa/làm đất bao gồm giảm xói mòn đất, tăng giữ nước/ẩm trong đất, giảm lượng phát thải carbon.
Tại Việt Nam
Glyphosate hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp Việt Nam. 3,22 triệu kg hoạt chất glyphosate đã được sử dụng vào năm 2012, tương đương với 36% tổng hoạt chất trừ cỏ đã được sử dụng tại Việt Nam. Glyphosate hiện chiếm 11% tổng ngân sách thuốc trừ cỏ và chiếm khoảng 34 triệu USD tổng ngân sách dành cho mua thuốc bảo vệ thực vật.
Nếu glyphosate không được phép sử dụng chi phí kiểm soát cỏ dại hàng năm có thể tăng tới $44 triệu đô la Mỹ. Thay thế Glyphosate với với lượng nhiều hơn các loại thuốc trừ cỏ khác, đặc biệt là paraquat và 2,4 D có thể gia tăng chi phí kiểm soát cỏ dại tới $50/ha hoặc $44 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Nông dân đang trồng các giống ngô chống chịu thuốc trừ cỏ mới được phê duyệt sẽ phải chuyển sang các giống ngô thương và doanh thu hàng năm sẽ giảm $39/ha hoặc $2 triệu đô la Mỹ mỗi năm do chi phí kiểm soát cỏ dại lớn hơn và năng suất thấp hơn.
Các cơ quan pháp chế và tổ chức nghiên cứu sức khỏe toàn cầu nói về glyphosate
Kết quả được đưa ra theo nghiên cứu mới nhất được công bố (xuất bản) trên Tạp chí AgBioforum Journal 2019
Bình luận