Nông dân châu Phi bấy lâu nay vẫn luôn phải đấu tranh với các nhà hoạt động về môi trường khi sự đánh đổi là không thể tránh khỏi giữa việc phải tiếp tục nuôi
Nông dân châu Phi bấy lâu nay vẫn luôn phải đấu tranh với các nhà hoạt động về môi trường khi sự đánh đổi là không thể tránh khỏi giữa việc phải tiếp tục nuôi sống dân số ngày càng tăng của lục địa này với bảo vệ tài nguyên đất, nước và nền đa dạng sinh học khi thực hiện các chương trình hành động về khí hậu
Tuy nhiên thực tế cho thấy không bắt buộc phải đánh đổi giữa hai mục tiêu đó. Hiện nay các cải tiến khoa học mang tính đột phá đang giúp tái định hình các cách thức tiếp cận để giải quyết hiệu quả cả hai vấn đề, và các nhà nghiên cứu từ cả khối công và tư nhân vẫn đang nỗ lực tiếp sức bằng cách phát triển các sản phẩm và phương thức sản xuất mới nhằm giải quyết cùng lúc cả hai mục tiêu trên.
Ví dụ như các chương trình chọn tạo giống cây trồng không chỉ tập trung vào việc tăng năng suất của cây mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe của đất cũng như tăng khả năng lưu trữ hàm lượng carbon trong đất. Do đất trồng là một trong những nơi có khả năng hấp thụ carbon lớn nhất, phương pháp này giúp giảm thiểu tình trạng xói mòn, duy trì độ ẩm cũng như bảo tồn sự đa dạng hóa các vi sinh vật trong đất.
Các giống cây trồng có khả năng tiết kiệm nước hơn và có chống chịu tốt hơn đối với hạn hán, sóng nhiệt và nhiễm mặn do lũ lụt trên biển gây ra cũng đang được phát triển. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang chọn tạo nhiều loại giống cây khác với khả năng kháng các bệnh thông thường trên cây, chẳng hạn như chuối có tính kháng bệnh héo vàng đang lan rộng tại nhiều nước như Uganda – nơi chuối nói chung và giống chuối mễ (plaintains) nói riêng là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống của người dân.
Tương tự như vậy, các sản phẩm thuốc BVTV, cả sinh học và hóa học, cũng đang hỗ trợ nông dân không chỉ trong việc bảo vệ mùa màng mà còn trong việc bảo tồn rừng và các môi trường sống tự nhiên khác. Theo ước tính có tới 40% số lượng cây trồng trên thế giới bị thiệt hại nặng nề do côn trùng, dịch bệnh và cỏ dại, và khi sản lượng trên diện tích đất trồng hiện tại không đủ, nông dân thường có xu hướng mở rộng thêm diện tích đất để canh tác.
Những cải tiến khoa học cũng hỗ trợ nông dân châu Phi dự đoán được các đợt bùng phát dịch hại mới và ngày càng xảy ra thường xuyên hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Một trường hợp điển hình gần đây là sự bùng phát dịch hại Tuta Absoluta trên cây cà chua vào năm 2014 khiến cho sản lượng cà chua bị giảm sút nghiêm trọng và giá cà chua tại châu lục này tăng cao. Nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra sau các đợt dịch đó đã được áp dụng một năm sau đó vào việc ứng phó với nạn sâu keo mùa thu (Fall Army Worm – FAW) tàn phá trên những cây lương thực và rau chủ lực trong khu vực (bao gồm ngô, lúa, lúa miến) . Những kinh nghiệm này cũng đã được áp dụng để chống lại sự tấn công trên diện rộng của châu chấu vào năm 2019; dịch bệnh này bùng phát đã đe dọa tình trạng an ninh lương thực cũng như sinh kế của hơn 300 triệu người dân tại đây.
Việc sử dụng thuốc BVTV ở mức tối thiểu sẽ làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học cũng như các loài sinh vật bản địa, đồng thời việc xử lý vỏ bao thuốc sau sử dụng đúng cách sẽ làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước.
Những tiến bộ trong nông nghiệp kỹ thuật số cũng cho phép nông dân dự đoán những rủi ro có thể gặp phải do thời tiết gây ra một cách sớm hơn và hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho họ theo dõi trực tiếp tình trạng của nông trại để điều chỉnh các phương pháp cũng như nguyên liệu đầu vào cho phù hợp.
Nông dân châu Phi là những người đang phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn, hơn nhiều so với các khu vực khác, tuy vậy, họ lại không được tiếp cận kịp thời với những cải tiến mới. Phần lớn châu lục này đang nằm trong danh sách các khu vực có nguy cơ phơi nhiễm cao nhất với biến đổi khí hậu, mặc dù họ chỉ tạo ra khoảng 3% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.
Trung bình các trang trại ở châu Phi chỉ hoạt động với năng suất khoảng 40% so với tiềm năng trong khi hơn 50% dân số đang thiếu ăn trên toàn cầu đang sinh sống tại lục địa này đồng thời đây cũng là lục địa có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất thế giới.
Bên cạnh việc đảm bảo khả năng tiếp cận của nông dân với những cải tiến nông nghiệp, họ còn cần được khuyến khích và đào tạo để có thể áp dụng hiệu quả những cải tiến và phương pháp thực hành tiên tiên đó. Họ cần các điều kiện hỗ trợ khác, bên ngoài trang trại của cơ sở hạ tầng sẵn có, các quy định và tiêu chuẩn đánh giá dựa trên rủi ro được áp dụng hài hoà hoá; điều kiện thị trường và phương thức giao dịch công bằng. Ví dụ, chi phí vận tải trung bình ở Châu Phi hiện nay cao hơn 63% so với các nước phát triển.
Các chương trình trợ cấp nông nghiệp hiện tại của lục địa này cần được điều chỉnh để hỗ trợ hiệu quả hơn việc áp dụng các tiến bộ khoa học để tạo ra “lợi nhuận kép” cho cả nguồn cung thực phẩm và môi trường. Hơn thế nữa, một khi mô hình “lợi nhuận kép” này được hiện thưc hoá thì số tiền 35 tỷ đô la đang phải chi trả cho việc nhập khẩu thực phẩm hiện nay có thể được tận dụng để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các khu vực nông thôn của châu Phi.
Khi cộng đồng toàn cầu cùng nhau tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Thực phẩm của Liên hợp quốc (UNFSS), Châu Phi có thể tự hào về nỗ lực đóng góp của họ trong việc đề xuất một loạt các giải pháp cụ thể trong nông nghiệp. Những cải tiến nông nghiệp được áp dụng trên khắp lục địa này đang chứng minh rằng rằng nông dân châu Phi không chỉ là giải pháp giúp giải quyết vấn đề về nạn đói mà còn giúp cải thiện môi trường – nơi mà nền nông nghiệp của tất cả chúng ta đang phụ thuộc vào.
Bình luận