Một báo cáo gần đây tại Kenya đã chỉ ra 40% bài báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tạiquốc gia này đã đưa ra các thông tin sai lệch về cây trồng công nghệ sinh học (CNSH). Trước thực tế này, các nhà khoa học đã nêu lên mối lo ngại sâu sắc về sự nguy hiểm của những thông tin sai lệch đối với các vấn đề khoa học.
Ảnh: Bà Nancy Agutu, Giám đốc điều hành Liên minh Khoa học Sheila Ochugboju tại Capital Club ngày 17/5/2023. Nguồn ảnh: The Star
Theo báo cáo “Thông tin sai lệch về cây trồng CNSH trên phương tiện truyền thông Kenya” được phát hành vào tháng 2 vừa qua, 40% các bài báo được xuất bản về cây trồng CNSH chứa các thông tin sai lệch chưa được bác bỏ. Trong tổng số 376 bài báo truyền thông về cây trồng CNSH xuất bản tại Kenya từ tháng 10/2022 đến tháng 1/2023 có đến 151 bài chứa những thông tin sai lệch tiêu cực chưa được bác bỏ về cây trồng CNSH. Điều này tương đương với 40% số lượng phương tiện truyền thông đại chúng đưa thông tin sai lệch mang tính tiêu cực về cây trồng CNSH ở Kenya. Chỉ có 3% các bài báo chứa thông tin sai lệch mang tínhủng hộ cây trồng CNSH.
Phát biểu trong một cuộc họp với Hiệp hội Biên tập viên Kenya ở Nairobi, Giám đốc điều hành Liên minh Khoa học Sheila Ochugboju cho biết có rất nhiều thông tin sai lệch về công nghệ sinh học cần được điều chỉnh: “Cần phải nhạy cảm hơn và cung cấp cho người dân Kenya những thông tin chính xác và đầy đủ về CNSH để họ có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt từ vị trí của họ….Công việc của giới truyền thông là nêu lên sự thật và chúng ta cần nỗ lực để tạo ra mong muốn được biết nhiều sự thật hơn nữa ở Kenya.”
Bà chia sẻ thêm rằng thông tin sai lệch đã đạt đến tỷ lệ gây khủng hoảng và có thể dẫn đến các nguy cơ cho hòa bình quốc tế: “Nó cản trở việc ra quyết định một cách dân chủ và gây nguy hiểm cho sự thịnh vượng của cả hành tinh đồng thời đe dọa đến sức khỏe cộng đồng”. Những thông tin sai lệch về cây trồng CNSH đã dẫn đến việc hạn chế ứng dụng hạt giống và cây trồng cải tiến – những công cụ giúp tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu tốt hơn đồng thời cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng”.
Việc gia tăng các thông tin sai lệch khoa học dẫn đến sự nghi ngờ và mất lòng tin vào các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các báo cáo khoa học và công nghệ đang là một thách thức ở Kenya. Bà Ochugboju cho biết: “Sự gia tăng theo cấp số nhân các thông tin sai lệch về khoa học và công nghệ cản trở quá trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững”.
Ông Michael Onyango, Trưởng nhóm Quan hệ hợp tác tại Liên minh Khoa học cho rằng nếu các vấn đề thực sự không được giải quyết thì Kenya sẽ đi sai hướng. Ông nói: “Nếu bạn dành nhiều thời gian đọc thông tin trên mạng thường xuyên, bạn có thể biết các sự thật về khoa học.…Bất kỳ ai kiểm soát chế độ ăn của bạn là họ đang kiểm soát bạn… Nếu không đối mặt với các vấn đề cốt lõi thì chúng ta chỉ đang lừa dối chính mình. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng văn hóa đọc để phân biệt được đâu là thông tin đúng và đâu là thông tin chưa chính xác.”
Báo cáo “Thông tin sai lệch về cây trồng CNSH trên phương tiện truyền thông Kenya”cũng chỉ ra rằng hơn80% các “’cuộc hội thoại” có chứa thông tin sai lệch trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Kenya liên quan đến chủ đề sức khỏe con người. Các vấn đề khoa học về an toàn CNSH là chủ đề lớn thứ hai với 10% lượng đề cập. Báo cáo cũng nhận định: “Tỷ lệ cao các thông tin sai lệch này có lẽ là một trong những điều tồi tệ nhất trên thế giới và sẽ khiến người dân Kenya cùng các nhà hoạch định chính sách khó đưa ra quyết định sáng suốt về cây trồng CNSH khi đối mặt với cơn bão thông tin sai lệch như vậy…Để đất nước có một cuộc tranh luận hiệu quả về sự đóng góp của cây trồng CNSH đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng, giới truyền thông sẽ cần đặc biệt nỗ lực để không lặp lại các trích dẫn có chứa thông tin sai lệch mà không phản bác, ngay cả khi chúng là phát ngôn của những người nổi tiếng.”
###
Bình luận