• Giới thiệu
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • Tiếng Việt
    • English
CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp CropLife Việt Nam Hiệp Hội Ngành thúc đẩy Ứng dụng KH Nông Nghiệp
  • Trang chủ
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Bảo vệ thực vật
    • Công nghệ sinh học
  • Các vấn đề toàn cầu
    • An ninh lương thực
    • Biến đổi khí hậu
    • Thực phẩm dinh dưỡng
    • Đa dạng sinh học
    • Cải thiện đời sống nông dân
    • Đầu tư cải tiến công nghệ
  • Thông tin báo chí
    • Tin tức
    • Câu chuyện nông dân

CropLife Việt Nam

Giới thiệu

Tài liệu

Liên hệ

Tiếng Việt

English

Thông tin báo chí

Trang chủ • Thông tin báo chí • Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm các thách thức của ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á

05/05/2022 by CropLifeVietNam Leave a Comment

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm các thách thức của ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á

Tác giả: CropLife Châu Á
Ngày đăng: 05/05/2022

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách tại khu vực Đông Nam Á tham gia khảo sát của ASEAN phối hợp với CropLife Châu Á đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt hiện nay. Đa số cũng tin rằng biến đổi khí hậu gây ra các tác động tiêu cực trên diện rộng đến các vấn đề nông nghiệp ở khu vực, bao gồm duy trì chất lượng đất trồng (92%), kiểm soát bệnh thực vật (88%), duy trì hiệu quả năng suất cây trồng (88%) và quản lý sâu bệnh, dịch hại ( 85%).

Trên đây là một số kết quả nổi bật được công bố trong Sách trắng Nghiên cứu phát hành vào ngày 29/4/2022 vừa qua với tiêu đề Khảo sát đối với các nhà hoạch định chính sách: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nền nông nghiệp ASEAN. Nghiên cứu này được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường PSB Insights cùng sự hợp tác của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức CropLife Châu Á. Mục đích của nghiên cứu là để hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp, sản xuất lương thực và nông dân sản xuất nhỏ trong khu vực ASEAN và phương thức để giải quyết những thách thức đó. 

Đa số các nhà hoạch định chính sách tham gia khảo sát đều thống nhất cho rằng tác động của biến đổi khí hậu là một trở ngại đáng kể mà khu vực ASEAN sẽ phải tính đến. Khi được hỏi đâu sẽ là những trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực tại quốc gia của họ sẽ phải đối mặt trong 5 năm tới, hơn một nửa (51%) cho rằng quản lý tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất hiện nay, cao hơn đáng kể so với tất cả các thách thức khác. 

Họ cũng đưa ra hàng loạt những vấn đề về môi trường mà nông dân sản xuất quy mô nhỏ trong khu vực đang và sẽ phải đối mặt như: chất lượng đất, quản lý dịch hại, năng suất cây trồng và cơ hội thương mại nông sản. Gần như tất cả (95%) các nhà hoạch định chính sách được hỏi đồng ý rằng việc duy trì và cải thiện chất lượng đất là thách thức lớn nhất mà đất nước của họ phải đối mặt hiện nay, trong khi đó 91% tin rằng quản lý sâu bệnh, đảm bảo đủ năng suất cây trồng, mở rộng thị trường phù hợp và cải thiện khả năng bán hàng cho nông dân cũng là những vấn đề rất đáng lưu tâm. Các nhà hoạch định chính sách cũng gần như nhất trí rằng những thách thức sẽ trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu.

Trong khi có sự nhất trí cao rằng mọi thành phần của xã hội đều sẽ chịu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, đa số người được hỏi (hơn 60%) nhận định rằng nông dân là nhóm sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực lớn nhất, đặc biệt liên quan tới năng suất cây trồng/ an ninh lương thực.

Khi được hỏi về các giải pháp để giải quyết các thách thức nêu trên, hơn 4/5 (86%) các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc cung cấp kiến thức và tập huấn để nông dân tiếp nhận và sử dụng các giải pháp công nghệ nông nghiệp cũng như đổi mới khoa học trong lĩnh vực này sẽ là “rất quan trọng” để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực. Họ cũng chung nhận định rằng giải pháp này còn quan trọng hơn những thay đổi về chính sách hoặc các biện pháp tài chính như cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân. 

Hợp tác công tư để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống lương thực trong khu vực là một giải pháp được kỳ vọng được đưa ra trong nghiên cứu lần này Các nhà hoạch định chính sách tham gia khảo sát đều thể hiện mong muốn chính phủ và các tập đoàn/ đơn vị tư nhân sẽ cùng nhau hợp tác để cải thiện các chương trình tập huấn và tăng cường đổi mới trong khoa học và công nghệ nông nghiệp.

Đã có khoảng 35 nhà hoạch định chính sách của các quốc gia ASEAN tham gia trong nghiên cứu lần này theo cả hai phương pháp phỏng vấn định tính và định lượng từ tháng 10/2021 tới tháng 1/2022. Tham khảo báo cáo đầy đủ trên trang web của CropLife Châu Á trong đường link NÀY.

 

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thiệt hại về kinh tế và môi trường của việc cấm canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu

Tin tức Thông tin báo chí - 21/09/2016

WTO & Liên Hiệp Quốc: Đảm bảo các chuỗi cung ứng không bị ảnh hưởng

Thông tin báo chí Tin tức - 02/04/2020

Phóng sự điều tra của Reuters kết luận IARC đã chỉnh sửa nội dung báo cáo về Glyphosate

Thông tin báo chí Tin tức - 01/11/2017

CropLife Việt Nam

CropLife Vietnam

Thông tin báo chí

Điều gì sẽ xảy ra với nguồn cung thực phẩm nếu nông dân Mỹ không thể canh tác?
Điều gì sẽ xảy ra với nguồn cung thực phẩm nếu nông dân Mỹ không thể canh tác?
Tổng thống Trump ký sắc lệnh đơn giản hoá các quy định liên quan đến sản phẩm công nghệ sinh học
Tổng thống Trump ký sắc lệnh đơn giản hoá các quy định liên quan đến sản phẩm công nghệ sinh học
Tiêu chuẩn hữu cơ của Úc gây khó khăn cho sự tồn tại đồng thời cây trồng biến đổi gen và hữu cơ: Góc nhìn chuyên gia
Tiêu chuẩn hữu cơ của Úc gây khó khăn cho sự tồn tại đồng thời cây trồng biến đổi gen và hữu cơ: Góc nhìn chuyên gia
Cây trồng BĐG tiếp tục cho thấy nhiều lợi ích dành cho nông dân
Cây trồng BĐG tiếp tục cho thấy nhiều lợi ích dành cho nông dân
Đã đến lúc cần đặt niềm tin vào khoa học trong nông nghiệp
Đã đến lúc cần đặt niềm tin vào khoa học trong nông nghiệp

CropLife Việt Nam

Văn phòng EuroCham - Horsion Tower,
Số 40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

+84 43 715 0937

contact@croplifevietnam.org

  • Copyright © 2017 CropLife Việt Nam. All Rights Reserved.
  • Terms & Conditions
  • Privacy & Policy