Nhà khoa học Yeon-Ki Kim tại Đại học Myongji đã báo cáo về việc loại bỏ thành công một gen ở lúa làm chậm quá trình ra hoa trong điều kiện ngày dài tự nhiên. Những phát hiện của nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học sinh học, Công nghệ sinh học & Hóa sinh có thể giúp các nhà lai tạo phát triển các giống lúa có năng suất cao hơn và khả năng chống chịu hạn hán tốt hơn.
Nhà khoa học Yeon-Ki Kim tại Đại học Myongji đã báo cáo về việc loại bỏ thành công một gen ở lúa làm chậm quá trình ra hoa trong điều kiện ngày dài tự nhiên. Những phát hiện của nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học sinh học, Công nghệ sinh học & Hóa sinh có thể giúp các nhà lai tạo phát triển các giống lúa có năng suất cao hơn và khả năng chống chịu hạn hán tốt hơn.
Cây trồng có cơ chế điều chỉnh thời gian ra hoa phức tạp, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và các tín hiệu bên trong khác. Để hiểu rõ hơn về các cơ chế ra hoa này, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của việc biểu hiện quá mức hoặc loại bỏ gen OsWOX13 bằng phương pháp chỉnh sửa gen CRISPR. Kết quả cho thấy việc biểu hiện quá mức OsWOX13 đã đẩy nhanh tốc độ ra hoa thêm 10 ngày, trong khi đó các dòng đột biến gen ra hoa muộn hơn 4-6 ngày so với các cây ngoài tự nhiên. Phân tích sâu hơn cho thấy OsWOX13 có thể tham gia vào phản ứng chịu hạn thông qua con đường truyền tín hiệu OsbZIP23. OsWOX13 có khả năng ảnh hưởng đến thời gian ra hoa bằng cách điều chỉnh biểu hiện của các gen truyền tín hiệu quang kỳ. Quá trình nghiên cứu chức năng của OsWOX13 cung cấp thêm góc nhìn chuyên sâu có giá trị về cách cây trồng điều chỉnh thời gian ra hoa dưới điều kiện căng thẳng.
Đọc bài nghiên cứu theo liên kết để tìm hiểu rõ hơn về công trình nghiên cứu này.
Bình luận