Mục đích của những phong trào chống BĐG hay bài vắc xin không phải để chỉ những chứng cứ khoa học hay bất cứ mối đe doạ thực sự nào đối với sức khoẻ con người, mà là tạo ra ngờ vực vào chuyên môn của các cá nhân hay các tổ chức khoa học hàng đầu thế giới – một sự ngờ vực đã thấm nhuần và đầy tính kích động.
Câu hỏi liệu vắc xin có gây là hội chứng rối loạn tự kỷ hay không có thể coil à câu hỏi của “thuyết âm mưu” khi đã có rất nhiều câu trả lời cho vấn đề này. Một loạt bằng chứng khoa học đã cho thấy vắc xin giúp tiêu diệt bệnh đậu mùa, hạn chế đáng kể đau đớn cho người bệnh và giảm tỷ lệ tử vong từ các bệnh dịch khác. Thêm vào đó, vắc xin không gây ra chứng rối loạn tự kỷ, ung thư, chứng mất trí, hay các ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Khoa học cũng khuyến cáo rằng bất cứ rủi ro nào dù nhỏ của vắc xin cũng đang bị đặt nặng hơn so với những lợi ích mà nó mang đến cho mỗi người và toàn xã hội.
Tuy vậy, với sự dẫn dắt của những nhân vật nổi tiếng như Robert DeNiro hay Robert Kennedy Jr., các nhóm phản đối vắc xin đang kích động cộng đồng với lý lẽ chung chung cho rằng vắc-xin gây ra sự giảm sút khả năng miễn dịch trên vật nuôi, trực tiếp dẫn tới đau đớn và tử vong. Gần đây, khi Donald Trump thể hiện quan điểm ủng hộ các nhóm hoài nghi vắc xin, phong trào phản đối vắc xin đã có vị trí riêng của nó bên cạnh các trường phái tư tưởng “chụp mũ thiếc” khác. Một trường hợp tương tự như thế là câu hỏi về tính an toàn của sinh vật biến đổi gen-BĐG (GMO). Mặc dù cũng đã được giải đáp kỹ lưỡng, nhưng những phong trào chống BĐG nên được xếp cùng vị trí với cuộc vận động phản đối vắc xin, không phải chỉ vì những phong trào này là sai lầm mà còn bởi cả hai đều tạo ra những hậu quả vô lý, những hậu quả đáng nhẽ có thể phòng ngừa.
Andrew Wakefield – Nhân vật tai tiếng nhất trong lịch sử phong trào phản đối vắc xin, từng là nhà nghiên cứu về dạ dày – đường ruột. Nhân vật này được biết tới với bài viết gian dối vào năm 1998 về sự liên hệ giữa vắc xin phòng sởi, bệnh quai bị và rubella (MMR) với hội chứng rối loạn tự kỷ. Nghiên cứu này sau đó đã bị phủ nhận rất nhiều lần. Tuy vậy, ảnh hưởng từ báo cáo không chính xác đó vẫn tiếp tục dai dẳng khi hàng loạt những báo cáo của các nhà khoa học, các bác sỹ nối tiếp nhau tranh luận về sự bùng phát của dịch bệnh, sự đau đớn và tử vong – hậu quả tạo ra những cuộc tấn công liên tiếp vào niềm tin của công chúng đối với vắc xin. Sự bất công này không gì hơn là một thảm kịch.
Bản chất của phong trào phản đối vắc xin là gì? Mục đích của phong trào không phải để cho thấy chứng cứ khoa học hay bất cứ mối đe doạ thực sự nào đối với sức khoẻ con người, mà là tạo ra ngờ vực vào chuyên môn của các cá nhân hay các tổ chức khoa học hàng đầu thế giới – một sự ngờ vực đã thấm nhuần và đầy tính kích động. Lấy ví dụ về lời đề nghị của Robert Kennedy: trao thưởng 100.000 đô la cho bất cứ ai có thể chứng minh việc sử dụng vắc xin trên phụ nữ có thai và trẻ em là an toàn. Đây là một “bài toán” đầy tranh cãi, nhưng các chuyên gia, trong đó có bác sĩ khoa – Tiến sĩ Daniel Summers đã tham gia, và đưa ra rất nhiều bằng chứng về sự an toàn của vắc xin. Kennedy, tất nhiên, đã không trao tiền thưởng. Tiến sĩ Summers đã đặt câu hỏi ngay trên tờ Washington Post: “Đến mức nào thì số lượng bằng chứng về sự an toàn của vắc xin mới được coi là đủ lớn? Đến khi nào thì một câu hỏi đã được trả lời quá nhiều lần mới được thôi đề cập tiếp?”
Và khi câu hỏi này đến với những người theo phong trào phản đối vắc xin và phản đối BĐG, câu trả lời là không bao giờ. Sẽ hoàn toàn không bao giờ có lượng bằng chứng khoa học nào là đủ để thuyết phục họ từ bỏ hệ tư tưởng và sự hoài nghi vào khoa học, cũng như vào sức nặng to lớn của các bằng chứng đó. Đơn giản bởi vì những phong trào này được xây dựng dựa trên các thuyết âm mưu. Một đặc điểm của thuyết âm mưu đó là sẽ không thể chứng minh được các thuyết ấy là sai – đó là vấn đề về niềm tin hơn là lý trí – và vì thế bất cứ thông tin đối nghịch nào đều trở thành một phần của thuyết âm mưu.
“Dự báo tốt nhất về niềm tin trong một thuyết âm mưu là hãy tin vào một thuyết âm mưu khác” theo Jan-Willem van Prooijen, nhà tâm lý học về tổ chức và xã hội tại Đại học Vrije Universiteit Amsterdam, trong một bài phỏng vấn với tạp chí Vox. “Một khi họ bắt đầu kiên quyết tin vào một thuyết âm mưu cụ thể, nó sẽ mở cánh cửa đến nhiều thuyết âm mưu khác.” Những cánh cửa dẫn tới phong trào phản đối vắc xin và phản đối BĐG đã được mở rộng, với những hội viên và hệ thống niềm tin trộn lẫn lại với nhau.
Sinh vật BĐG và vắc xin đều có được sự ủng hộ từ tất cả các cơ quan khoa học lớn trên toàn thế giới, vậy thì tại sao phong trào phản đối BĐG lại có mặt ở khắp mọi nơi từ nhãn thực phẩm, marketing tới thông tin trên mạng xã hội trong khi các quan điểm phản đối vắc xin có vẻ bớt trở thành trọng tâm? Nhà báo Keith Kloor đã đặt câu hỏi vào năm 2014 rằng “Có phải một hình thức phủ nhận mới đang được xã hội chấp nhận hơn so với hình thức trước kia?” Gần 3 năm sau, rõ ràng câu trả lời là có, với sự phát triển không ngừng của thị trường phi-BĐG toàn cầu. Và các nhóm chống đối cũng như những nhà lãnh đạo đứng sau sự phát triển của quan điểm phản đối BĐG cũng ủng hộ và đẩy mạnh cuộc vận động phản đối vắc xin.
Lấy ví dụ về Hiệp hội Người tiêu dùng Hữu cơ (Organic Consumers Association – OCA) một nhóm vận động hành lang phản đối BĐG được tài trợ chủ yếu bởi các ngành công nghiệp hữu cơ và “thực phẩm tự nhiên”. Với mục tiêu tăng trưởng thị phần cho các sản phẩm hữu cơ và đạt được “Lệnh cấm toàn cầu đối với thực phẩm và cây trồng biến đổi gen”, tổ chức đã thành lập một chiến dịch nhằm “đấu tranh với Monsanto và các công ty công nghệ sinh học khác.” Hiệp hội này là một đầu tàu tích cực và nổi bật trong phong trào phản đối BĐG, và cũng đồng thời rất trung thành với các hoạt động phản đối vắc xin. OCA cũng là một trong những đối tác chính của “Health Liberty” – một liên minh chống vắc xin, BĐG và nước được thêm fluor bên cạnh các thành viên nổi bật của các phong trào sức khoẻ thay thế khác (health anternatives: có thể hiểu là các phong trào y học phản khoa học). Hiệp hội này cũng đang chịu sự chỉ trích bởi sự bùng phát bệnh sởi tại cộng đồng người Mỹ – Somali thuộc Minnesota sau khi các phụ huynh e ngại tiêm vắc xin cho con.
Các tổ chức chống BĐG khác cũng có các chương trình phản đối vắc xin. Cuộc tuần hành phản đối Monsanto (March Againts Monsanto, MAM) – một phong trào chống lại tập đoàn Monsanto, nhanh chóng đi theo những thuyết âm mưu “vớ vẩn”. Bao gồm các chỉ trích cho rằng các cơ quan chức năng đã che giấu “sự thật về ung thư”, rằng chuỗi cửa hàng lây lan dịch tiêu chảy gần đây Chipotle là do sự phá hoại doanh nghiệp hơn là do quy trình xử lý thực phẩm yếu kém, và thậm chí là các vệt hơi nước đằng sau máy bay là các “vệt hoá chất” và các chất kiểm soát khí hậu. Phản đối vắc xin đã trở thành một chương trình chủ chốt trong hoạt động MAM vào năm 2017.
Các chỉ trích của các phong trào phản đối vắc xin và BĐG ngày càng chồng chéo nhau, cho thấy cả hai đều chia sẻ một vài chiến thuật và quan điểm cơ bản. Cả hai đều trích dẫn các nghiên cứu lấp liếm, tai tiếng và phi khoa học, như nghiên cứu của Andrew Wakefield năm 1998 trong đó liên hệ vắc xin MMR với hội chứng rối loạn tự kỷ, và nghiên cứu về chuột của Gilles-Éric Séralini năm 2012 trong đó liên hệ cây trồng GMO với ung thư; trong khi lờ đi những bằng chứng to lớn chống lại chúng. Cả hai phong trào đều khẳng định các kiến thức đặc biệt mà “bạn chỉ có thể biết được từ chúng tôi”, đồng thời phát đi thông điệp qua các meme (trào lưu chia sẻ thông tin một cách hài hước hoặc châm biếm thông qua hình ảnh) trên mạng xã hội. Cả hai phong trào đều sử dụng hình ảnh của những ống tiêm, cắm vào những đứa trẻ đang khóc hay những quả cà chua dù chúng có muốn hay không, nhằm gieo nỗi sợ hãi và ác cảm. Cả hai phong trào đều nhanh chóng đóng mác cho những người phản đối họ là cò mồi, hoặc là “Big Pharma” hay “Big Ag” (tập đoàn hóa chất, tập đoàn nông nghiệp khổng lồ).
And both lead to injustice. It’s indisputable in evidence-respecting circles that anti-vaccine leaders espouse messaging that scares parents, leading to preventable suffering and death from vaccine preventable disease. While suffering and damage from the anti-GMO movement is less obvious—especially to those in the developed world who don’t experience hunger, malnutrition, or arduous manual labor—it’s perhaps no less atrocious. It may seem that surely the anti-GMO movement is benign albeit wrong, innocuous compared to anti-vaccine atrocities. It may appear that it all boils down to some harmless non-GMO labels on grocery items. But it turns out there is a human cost.
Và cả hai phong trào phản đối này đều dẫn tới sự bất công. Với những bằng chứng không thể chối cãi, có thể thấy những nhà lãnh đạo phong trào phản đối vắc xin tán thành việc truyền tải thông tin gây sợ hãi cho cha mẹ, từ đó dẫn tới những đau đớn và tử vong từ những bệnh dịch mà thực tế đã có vắc xin để phòng ngừa. Trong khi đó, những hậu quả và tổn thất từ phong trào phản đối BĐG không rõ ràng như thế – đặc biệt tại các quốc gia phát triển nơi không phải trải qua nạn đói, suy dinh dưỡng hay gặp khó khăn trong lao động thủ công – nơi các sản phẩm BĐG cho thấy tác động ít hơn. Có thể phong trào phản đối GMO mặc dù sai lầm nhưng lành tính và vô thưởng vô phạt hơn so với sự tàn bạo của phong trào phản đối vắc xin. Các phong trào phản đối BĐG đấu tranh cho việc ghi nhãn sản phẩm non-GMO (sản phẩm không BĐG). Nhưng phong trào phản đối vắc xin đang gây ra hậu quả là tính mạng con người.
Một dịch chuyển tương tự khi những người làm marketing phải phân loại các sản phẩm không BĐG cũng đồng thời ảnh hưởng tới các cơ quan lập pháp trên toàn thế giới. Cây trồng BĐG không thể tiếp cận nông dân các nước tại châu Phi, nơi hạn hán là tác nhân chính trong hàng loạt các nguyên nhân phức tạp gây ra nạn suy dinh dưỡng; nơi những nhà khoa học Tanzania bị bắt phải đốt những cánh đồng thử nghiệm ngô chịu hạn mà không nuôi sống những đứa trẻ đang chết đói tại địa phương. Các cây trồng kháng bệnh dịch phải chờ đợi mỏi mòn vì những quy định mơ màng. Tại Uganda và Đông Phi, nơi chuối là cây trồng chủ lực thì chuối kháng bệnh Xanthomonas Wilt không thể tiếp cận nông dân và những người cần chúng, tạo ra những nguy cơ về an ninh lương thực. Những loại cây trồng được cải thiện để gia tăng mức độ dinh dưỡng và vi lượng không thể đến được với những người dân đang bị mù lòa, suy giảm miễn dịch và chết do thiếu hụt vitamin A.
Một số tính trạng gần gũi hơn và được xem là an toàn như giống lúa mỳ không gluten, có thể mang tới lợi ích to lớn cho những người bị bệnh đường ruột, cũng vẫn chưa thể tiếp cận thị trường một phần do phong trào phản đối BĐG. Hay loại cam kháng bệnh vàng lá gân xanh – một trong những bệnh dịch tàn phá cây họ cam chanh nghiêm trọng nhất trên thế giới và đang phá hoại những rừng cam tại Florida – vẫn đang có mặt nhưng bị hạn chế, phần nào bởi người ta lo sợ sự từ chối từ người tiêu dùng. Hay quan điểm chống lại GMO đã cản trở sự phát triển của giống lạc hypoallergenic (lạc không gây dị ứng), có thể tạo ra thêm lựa chọn cho những người bị dị ứng hạt.
So to answer Kloor’s question, “Is it that one form of denial is more socially acceptable than the other?” Yes, and it’s high time that we treat both forms of denial with equal disdain.
Vậy để trả lời cho câu hỏi của Kloor: “Có phải đang có một hình thức phủ nhận đang được xã hội chấp nhận nhiều hơn so với hình thức kia?” Câu trả lời là có, và đã đến lúc chúng ta đối xử với cả 2 hình thức phủ nhận (BĐG và vắc xin) với thái độ ngang bằng nhau.
Bình luận