Nhân Ngày nước thế giới, CropLife International nhấn mạnh cách mà khoa học thực vật đang bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay và trong tương lai. Ngày 22 tháng 3 năm 2012, Brussels
Nhân Ngày nước thế giới, CropLife International nhấn mạnh cách mà khoa học thực vật đang bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay và trong tương lai.
Ngày 22 tháng 3 năm 2012, Brussels – Ngày nay, nông nghiệp tiêu tốn 70% lượng nước sạch được sử dụng trên toàn cầu, và đến năm 2030, ước tính rằng gần một nửa dân số thế giới sẽ sống thiếu nước nghiêm trọng. Rõ ràng việc sử dụng nước sạch một cách khôn ngoan là rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Phối hợp làm việc cùng với các nhà khoa học thực vật, những người nông dân đã chấp nhận thách thức này bằng cách áp dụng các công nghệ và kỹ thuật mới có khả năng bảo tồn tài nguyên nước.
Lấy ví dụ tại Mỹ, ngày nay người nông dân tiết kiệm được 50.000 gallon nước để tưới tiêu cho một mẫu (Anh) đất trồng ngô, so với 20 năm trước đây. Những người nông dân đã sử dụng hạt giống công nghệ sinh học cho phép họ trồng các loại cây trồng với rất ít hoặc không cần cày bừa đất đang giúp giữ độ ẩm dưới đất tốt hơn. Tại Brazil việc thực hành canh tác này dự kiến sẽ tiết kiệm được gần 134 tỷ lít nước vào khoảng năm 2020; tương đương với ba triệu người dân sử dụng nước trong một thập kỷ. Ở những vùng đang phát triển mà thiếu những công nghệ nông nghiệp cơ bản, những sáng kiến đơn giản có thể thay đổi cách sử dụng nước một cách đáng kể.
“Nông dân đã được giao một nhiệm vụ khó khăn cho hơn bốn thập kỷ tới”, Howard Minigh, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của CropLife International đã nói. “Họ phải tăng lượng thức ăn lên 70%, trong khi giảm lượng nước sử dụng để trồng hoa màu của họ. Các ngành khoa học thực vật đang làm việc với nông dân để cải thiện khả năng tiếp cận công nghệ hiện tại và phát triển các công cụ để đáp ứng những thách thức trong tương lai. “
Những ảnh hường ngày càng tăng của biến đổi khí hậu sẽ khiến cho trách nhiệm bảo vệ nguồn cung cấp nước của ngành nông nghiệp còn khó khăn hơn trong những năm tới. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm nguồn nước cho nông nghiệp. Trong các khu vực đang phát triển như châu Phi, nếu nhiệt độ tăng chỉ một độ C, ít nhất 65% diện tích trồng ngô sẽ phải trải qua việc mất mát hoa màu. Ngành khoa học thực vật đang phối hợp với nông dân và các khu vực công để phát triển các giải pháp nhằm vượt qua thách thức này.
“Quan hệ đối tác Nhà nước-Tư nhân, ví dụ như dự án Giống ngô chống chịu khô hạn tại Châu Phi, thể hiện cam kết của ngành công nghiệp để đổi mới cho tương lai, tay trong tay, với các tổ chức và nông dân địa phương “, Minigh giải thích. “Chỉ riêng ở châu Phi, Hạt giống chịu hạn được phát triển trong dự án này có thể cải thiện năng suất của nông dân khoảng 20-35%, tiết kiệm một lượng lớn nước có thể chuyển sang các cho các cây trồng trong đợt hạn hán. Chỉ có thông qua sự hợp tác giữa ngành công nghiệp và các khu vực công mới có thể đạt được điều này. “
CropLife International và các thành viên của mình đang đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ tài nguyên thiên nhiên của chúng ta bằng cách phát triển các quan hệ đối tác quan trọng và tạo điều kiện cho kỹ thuật nông nghiệp, chẳng hạn như kỹ thuật không cày, sử dụng ít nước hơn. Để tìm hiểu thêm về khả năng đẫn đường của khoa học thực vật trong việc đáp ứng vấn đề này và những thách thức khác ngành nông nghiệp phải đối mặt, tải về họa đồ thông tin mới của CropLife International,, Feeding Nine billion: The Issues Facing Global Agriculture,, hoặc truy cập ActionforAg.org.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Deb Carstoiu,
Giám đốc truyền thông, Công nghệ sinh học thực vật
E-mail: deb.carstoiu@croplife.org
www.croplife.org
Lưu ý cho các biên tập viên:
CropLife International là hiệp hội toàn cầu đại diện cho ngành khoa học thực vật. Nó hỗ trợ một mạng lưới các hiệp hội khu vực và quốc gia ở 91 quốc gia, và được dẫn dắt bởi các công ty như BASF, Bayer CropScience, Dow AgroSciences, DuPont, FMC, Monsanto, Sumitomo và Syngenta. CropLife International thúc đẩy lợi ích của các sản phẩm bảo vệ thực vật và công nghệ sinh học, tầm quan trọng của chúng đối với nông nghiệp bền vững và sản xuất lương thực thực phẩm, và việc sử dụng chúng một cách có trách nhiệm thông qua các hoạt động quản lý.
Bình luận