Các nhà khoa học Philippines đệ đơn xin cấp phép nhân giống thương mại cây cà tím biến đổi gen, sau khi Toà án Tối cao huỷ lệnh cấm tạm thời việc khảo nghiệm thực địa các giống cây này.
Giáo sư Desiree M. Hautea, quản lý dự án phát triển giống Cà tím biến đổi gen Bt (Bacillus thuringiensis Talong), cho biết việc đệ đơn sẽ được triển khai ngay sau khi họ củng cố thêm các dữ liệu thu thập từ chuỗi thí nghiệm tiến hành từ năm 2004.
Các cuộc thí nghiệm bao gồm cả những kiểm tra tại phòng thí nghiệp, khảo nghiệm thực địa diện hẹp và diện rộng Luzon và Mindanao. Mục đích của những khảo nghiệp này nhằm nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm an toàn sinh học các giống cây cà tím biến đổi gen (Bt), sự an toàn của nó đối với sức khỏe con người và động vật cũng như mức độ thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đến những cây trồng xung quanh.
“Chúng tôi nhận thấy một viễn cảnh rất tốt!” – Giáo sư Hautea đã chia sẻ với báo giới như vật khi đưa họ đi thăm khu tổ hợp của các Ngành Sau Đại học và Nghiên cứu về Nông nghiệp của Trung tâm khu vực Đông nam Á thuộc khuôn viên trường Đại học Los Banos – Philippines. Bà khẳng định phán quyết của Toà án Tối cao đã mở đường, tạo điều kiện nghiên cứu và phát triển chuyên sâu cho giống cà tím Bt nói riêng cũng như nhiều giống cây trồng biến đổi gen khác nói chung.
Giáo sư Hautea hy vọng rằng đề xuất nhân giống thương mại sẽ được thông qua ngay trong năm nay, tạo điều kiện cho họ tiến hành sản xuất hạt giống cả các giống cây thuần chủng và cây lai. Trong các nhà khoa học về nông nghiệp và sinh vật học của đại học Los Banos tuyên bố đã xác định được những khu vực canh tác thích hợp nhất cho việc nhân giống cây qua 10 năm nay nghiên cứu và quan sát.
Pangasinan đứng đầu danh sách những khu vực trồng trọt tiêu biểu, ki mang đến khoảng 1/3 tổng sản lượng cà tím của cả Philippines. Ngoài ra, mặc dù nhiều cây cà tím đã bị bật rễ trong quá trình thí nghiệm, thành phố Davao vẫn trụ vững trong top 10 địa điểm phù hợp nhất cho công đoạn nhân giống cuối cùng.
Tranh cãi dư luận
Giáo sư Hautea cho biết sẽ tổ chức thêm một phiên điều trần công khai nữa nhằm giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn hơn về giống cà tím Bt. Những kết quả thí nghiệm hay kiểm tra ngoài thực địa sẽ là bằng chứng chứng minh tính an toàn sinh học và lợi nhuận kinh tế cho nông dân.
Mặc dù vậy, giáo sư Hautea vẫn cho rằng các tranh cãi có chiều hướng gia tăng bởi những bất đồng quan điểm và nhữnh hiểu lầm vẫn luôn tồn tại đối với các giống cây biến đổi gen.
“Đó sẽ là nơi để chính quyền địa phương cần tham gia và có sự quản lý can thiệp” – giáo sư Hautea chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh rằng bà không muốn thấy hay nghe về bất kỳ trường hợp cố tình nhổ rễ cây cà tím nào nữa sau phán quyết của Toà án Tối cao, kể cả trên quy mô trang trại. “Không còn ai có quyền được làm như vậy nữa!”
Toà án Tối cao đảo ngược phán quyết
Quyết định đồng thuận của Toà án Tối cao Philippines ngày 26/07 vừa qua đã đảo ngược phán quyết tháng 12/2015. Cụ thể ở thời điểm cuối năm ngoái, những hoạt động như thí nghiệm thực địa, nhân giống, thương mại hoá hay nhập khẩu các giống sinh vật biến đổi gen đã tạm thời bị cấm tại quốc gia này.
Trong phiên tố tụng toàn thẩm, Toà án Tối cao đã phê duyệt 9 đơn đề nghị tái đánh giá được đệ lên bởi Nhóm ủng hộ cà tím Bt. Đồng thời đưa ra phán quyết mới – bãi bỏ lệnh yêu cầu tiếp tục thực thi (continuing mandamus ) và lệnh Kalikasan1 theo khiếu nại của Tổ chức Greenpeace Đông Nam Á và Magsasaka tại Siyentipiko sa Pagpapaunlad ng Agrikultura.
Trên website, trang Crop Biotech Updates đã đăng tải: “Toà án Tối cao nhất trí với các đơn khiếu nại rằng vụ việc nên được bãi bỏ khi các cuộc thí nghiệm thực địa giống cây cà tím Bt đã hoàn thành và chấm dứt. Hơn nữa giấy chứng nhận an toàn sinh học đã hết hạn vào năm 2012.” Tòa án cũng không nên có những động thái đặt ra câu hỏi liên quan đến hiến pháp về Điều 09-2002 Luật Quản lý hành chính do Bộ Nông Nghiệp ban hành có phù hợp không, hay đây chỉ là vấn đề thứ yếu được nêu ra.
Trang Crop Biotech Updates chia sẻ thêm: “Tòa án cho rằng không xuất hiện các yếu tố ngoại lệ cho vấn đề gây tranh cãi này đồng thời cũng bổ sung ngay từ đầu Tòa án không nên đưa ra phán quyết này”.
“Lệnh Kalikasan” yêu cầu Bộ Môi trường và Tài nguyên (DENR) và các cơ quan khác để dừng các khảo nghiệm.
Bình luận