Trong 25 năm qua, cây trồng biến đổi gen (BĐG) là một trong những công cụ giúp ích rất nhiều cho người tiêu dùng, nông dân và cộng đồng nông thôn.
Công nghệ đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong 1/4 thế kỷ qua, từ điện thoại di động và băng thông rộng đến vệ tinh và hệ thống GPS. Trong 25 năm qua, cây trồng biến đổi gen (BĐG) là một trong những công cụ giúp ích rất nhiều cho người tiêu dùng, nông dân và cộng đồng nông thôn. Để đánh dấu kỷ niệm 25 năm ngày cây trồng BĐG có mặt trên thị trường, chúng tôi đã tạo một danh sách gồm 25 điều cần biết về cây trồng BĐG, bao gồm cả các giống biến đổi gen hiện tại và những giống đang trong quá trình phát triển.
Những điều cần biết về cây trồng cây trồng BĐG hiện tại
Ngô
Năm 1996, ngô trở thành một trong những cây trồng BĐG đầu tiên tiếp cận thị trường. Ngô BĐG có một loạt các tính trạng mong muốn, bao gồm khả năng chống hạn, chống côn trùng và sâu bệnh, với một lợi ích gia tăng là cho năng suất cao hơn. Ngày nay, ngô BĐG đã được chấp thuận trồng ở 38 quốc gia trên thế giới và là một mặt hàng chính trên toàn cầu. Phần lớn ngô BĐG được trồng là ngô ruộng, được sử dụng làm thức ăn gia súc, nhiên liệu cho ô tô, dầu làm kem chống nắng và chai nước, bột ngô để in tạp chí và phấn kẻ vỉa hè.
Đậu nành
Đậu nành BĐG đã có mặt trên thị trường 25 năm và hiện là cây trồng biến đổi gen được trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Đậu nành BĐG là một cây trồng hữu ích cho người nông dân và người tiêu dùng. Từ phía người tiêu dùng, đậu nành hoặc các sản phẩm phụ từ đậu nành được sử dụng trong thực phẩm, thức ăn gia súc và sản xuất bút chì màu, chất bôi trơn, và thậm chí cả dầu diesel sinh học. Đậu nành BĐG có nhu cầu cao như vậy bởi vì các sản phẩm từ đậu nành được coi là sản phẩm thay thế an toàn hơn cho các sản phẩm tổng hợp khác. Xét cho cùng, nó có nguồn gốc từ thực vật và là một nguồn tài nguyên bền vững và có thể tái tạo.
Củ cải đường
Củ cải đường BĐG lần đầu tiên được thương mại hóa vào năm 2007 và hiện được trồng trên diện tích hơn 1 triệu mẫu giữa Mỹ và Canada. Gần một nửa lượng đường được bán ở Hoa Kỳ là từ củ cải đường. Đường BĐG cũng giống như đường không biến đổi gen. Củ cải đường BĐG cho phép người nông dân và người tiêu dùng tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường tốt hơn. Củ cải đường BĐG thành công đến mức chúng chiếm 95% tổng số củ cải đường được trồng ở bất cứ đâu!
Cải dầu
Cải dầu là một loại hạt nho được tạo ra bằng cách nhân giống cây trồng ở Canada vào những năm 1970, trong khi cải dầu BĐG có mặt trên thị trường Canada vào năm 1995. Cây cải dầu tạo ra hoa màu vàng, hoa đó lại tạo ra quả có hạt cải dầu. Những hạt này được sử dụng để làm dầu ăn hạt cải phổ biến mà nhiều người sử dụng trong bếp của họ. Cải dầu BĐG kháng thuốc diệt cỏ, cho phép nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ để kiểm soát những loài cỏ dại lấy tranh nước và chất dinh dưỡng với cây trồng – mà không làm ảnh hưởng tới cây đó. Nông dân trồng cải dầu có thể thực hành phương pháp canh tác không cày xới hoặc canh tác bảo tồn, giúp giảm xói mòn, cải thiện chất lượng đất, giảm phát thải khí nhà kính và giảm lượng nước phải sử dụng.
Bông
Bông BĐG được trồng ở 15 quốc gia trên thế giới – ở mọi lục địa, ngoại trừ Châu Âu. Năng suất bông BĐG cao gấp đôi so với 50 năm trước nhờ có đặc tính kháng sâu bệnh, có nghĩa là nông dân không còn mất mùa vì các loại sâu bệnh. Bông BĐG cũng cho phép bông thân thiện với môi trường hơn; Trong 20 năm qua, năng lượng sản xuất, khí thải trồng trọt, thiệt hại đất và lượng nước sử dụng đều giảm ít nhất 30% trên mỗi pound (tương đương 0,45 kg) bông được sản xuất. Khoảng 88% tổng số bông được trồng ở Hoa Kỳ là bông BĐG, khiến nó trở thành một câu chuyện thành công lớn của nông dân, người tiêu dùng và môi trường.
Cỏ linh lăng
Cỏ linh lăng là một loại cây họ đậu lâu năm có giá trị dinh dưỡng cao và là cây trồng lớn thứ tư của Hoa Kỳ về diện tích và giá trị sản xuất, chỉ sau ngô, đậu nành và lúa mì. Ngày nay, hơn 20 triệu mẫu (tương đương hơn 8 triệu ha) cỏ linh lăng được thu hoạch mỗi năm chỉ riêng ở Mỹ. Hầu hết cỏ linh lăng được trồng không phải để tiêu thụ trực tiếp cho con người, mà được sử dụng làm thức ăn cho bò sữa. Cỏ linh lăng BĐG đã cực kỳ thành công trong việc giảm côn trùng và sâu bệnh cũng như sự phá hoại của cỏ dại có hại, do đó giúp tăng năng suất tổng thể. Gần đây nhất, cỏ linh lăng đã được sửa đổi một tính trạng giúp gia súc tiêu hóa chúng tốt hơn.
Bí đao
Bí đao BĐG hầu như chỉ được trồng ở Hoa Kỳ, chủ yếu ở một khu vực nhỏ ở Đông Nam Hoa Kỳ. Rất ít nông dân trồng chúng, bởi vì chúng được phát triển cho một khu vực cụ thể và để giải quyết một vấn đề cụ thể. Không giống như hầu hết các loại cây trồng BĐG ban đầu, bí được biến đổi gen với mục đích chính là bảo vệ vi rút. Côn trùng, như rệp, đã lây lan vi rút trên hàng trăm mẫu và hàng chục giống bí, làm giảm đáng kể sản lượng thu hoạch hàng năm. Hiện nay, bí đao BĐG có khả năng chống lại ba loại vi rút bí phổ biến riêng biệt: vi rút khảm vàng, vi rút khảm dưa hấu và vi rút khảm dưa chuột.
Đu đủ
Nếu không có công nghệ sinh học cho phép biến đổi gen thực vật, đu đủ cầu vồng sẽ không còn tồn tại đến ngày nay. Từ những năm 1950 đến 1990, một loại vi rút vô cùng nguy hiểm và rất dễ lây lan có tên là vi rút đốm tròn đu đủ đã tàn phá các đồn điền đu đủ, giết chết tới 90% số cây. Nếu lúc đó chúng ta để yên, virus này có thể đã quét sạch toàn bộ cây trồng! Nhờ có công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã có thể thêm một tính trạng kháng virus vào cấu trúc gen của đu đủ cầu vồng và cuối cùng ngăn chặn được sự lây lan của bệnh đốm trắng. Nó đã thành công đến mức đu đủ BĐG hiện chiếm gần 90% sản lượng đu đủ của Hawaii.
Khoai tây
Khoai tây BĐG được phát triển để giúp chống lãng phí thực phẩm. Bầm dập, thâm nâu và đốm đen là ba vấn đề gây ra sự không hoàn hảo về mặt thẩm mỹ ở khoai tây khi chúng vẫn có thể ăn được. Khoai tây BĐG được phát triển để chống lại ba vấn đề này, khiến cho lượng khoai tây bị vứt bỏ ít hơn. Điều đó có nghĩa là nhiều khoai tây được tiêu thụ hơn. Một số giống cũng có thể chống lại bệnh đốm lá khoai tây thông thường – một phần nguyên nhân của Nạn đói khoai tây ở Ireland. Khoai tây BĐG là một trong những loại cây trồng BĐG được tung ra thị trường gần đây nhất vào năm 2016.
Táo
Táo BĐG được phát triển để giúp chống lãng phí thực phẩm. Như bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng biết, khi bạn cắt táo thành nhiều phần để dễ ăn, việc tiếp xúc với không khí sẽ khiến chúng nhanh chóng chuyển sang màu nâu. Táo BĐG đã được chỉnh sửa để không bị thâm nữa. Thực tế là chúng vẫn chuyển sang màu nâu và trông xấu đi, giống như bất kỳ quả táo nào, nhưng việc đổi màu không xảy ra nhanh chóng, nghĩa là sẽ có ít miếng táo bị vứt đi vào cuối ngày từ bữa trưa ở trường của trẻ em. Nhiều táo được ăn hơn và số lượng vứt bỏ ít hơn đồng nghĩa với việc các ông bố hay bà mẹ vui vẻ chuẩn bị bữa trưa mỗi ngày hơn! Điều này cũng có nghĩa là những lát táo trong bánh táo, hay các món tráng miệng từ trái cây không bị chuyển sang màu nâu nữa.
Cà tím BĐG
Nông dân trồng cà tím phải đối mặt với sự phá hoại của côn trùng, đặc biệt là các loại sâu đục quả. Những loài côn trùng này có thể phá hỏng toàn bộ vụ thu hoạch cà tím, và vì vậy, vào năm 2005, cà tím BĐG lần đầu tiên được phát triển với khả năng chống lại những loài gây hại này. Ngày nay, cà tím BĐG là một câu chuyện thành công lớn ở quốc gia duy nhất đã phê duyệt nó cho đến nay, đó là Bangladesh. Cà tím, như được biết đến ở đó, đang giúp một số nông dân nghèo nhất trên thế giới nuôi sống gia đình và cộng đồng của họ, cải thiện lợi nhuận và giảm đáng kể việc sử dụng thuốc BVTV.
Mía
Mía BĐG hiện chỉ được trồng ở Brazil. Mía chiếm khoảng 80% sản lượng đường trên toàn thế giới, nhưng vì mía BĐG là một loại cây BĐG mới nên nó vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ thị phần. Cây mía BĐG được phát triển để chống lại các loài gây hại như côn trùng và sâu. Giống như các loại củ cải đường BĐG, mía BĐG cũng an toàn như đường từ các giống mía thông thường.
Dứa
Một trong những cây trồng BĐG được phê duyệt gần đây nhất là dứa hồng. Với đặc trưng là phần ruột màu hồng đặc biệt, loại quả này được bán trên thị trường như một phiên bản ngọt ngào hơn của dứa thông thường. Dứa hồng có màu hồng vì nó tích tụ chất chống oxy hóa lycopene, sắc tố làm cho cà chua có màu đỏ, thay vì chuyển nó thành beta-carotene màu vàng như các loại dứa khác. Một số nghiên cứu cho thấy lycopene có vai trò thúc đẩy sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ ung thư, điều này làm cho dứa trở thành một trong số ít cây trồng BĐG (cùng với dầu đậu nành và dầu hạt cải) tốt cho sức khỏe. Dứa hồng hiện đang được trồng ở Costa Rica.
Bình luận