Trong suốt 2 nghìn năm, Thổ Nhĩ Kỳ là quê hương của hạt phỉ. Thực tế ngày nay, 8 trên 10 hạt phỉ tiêu thụ trên toàn thế giới được trồng tại Thổ Nhĩ Kỳ. “Nếu không có hạt phỉ Thổ Nhĩ Kỳ, giá hạt phỉ trên thế giới sẽ cao gấp 5 lần,” một người trồng hạt phỉ địa phương cho biết. Nguy cơ này không hoàn toàn chỉ là lý thuyết – mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ có những điều kiện tốt nhất cho việc canh tác diện rộng, nhưng nông dân ở đây vẫn có thể vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức nhằm gìn giữ cây trồng của họ.
THÁCH THỨC
Sadullah Durusu tiếp bước cha mình trở thành một nông dân trồng hạt phỉ từ 8 năm trước. “Tôi là con trai của một nông dân trồng hạt phỉ, và cũng như tôi, tất cả 4 anh em của tôi đều là những nông dân trồng hạt phỉ,” anh nói. Sadullah, người thu hoạch khoảng 8 tấn hạt phỉ mỗi năm, chia sẻ rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với cây phỉ là bệnh mốc xám, căn bệnh đã lấy đi 15% sản lượng hạt phỉ của anh vào 3 năm trước. “Tôi đã mất khoảng 12.000 Lira Thổ Nhĩ Kỳ (4.000 đô la Mỹ), bằng với toàn bộ số tiền tôi trả cho nhân công trong vòng một tháng” Sadullah nhấn mạnh.
GIẢI PHÁP
Nhà khoa học thực vật Arzu Seze đã và đang tìm kiếm các phương pháp hiệu quả để đánh bại căn bệnh mốc xám trong suốt 3 năm qua. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm hiệu quả nhất, nhóm của Arzu hiện tại đang triển khai 4 thử nghiệm, tập trung tìm kiếm thời gian tối ưu mà nông dân có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ cây trồng, sao cho lượng sử dụng ít nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả. “Chúng tôi có trách nhiệm với người nông dân và chúng tôi rất nghiêm túc về việc đó”, bà chia sẻ.
Bình luận