Cây chà là là một trong những cây trồng lâu đời nhất được canh tác bởi con người – các nhà khảo cổ học đã phát hiện bằng chứng về việc canh tác cây chà là khoảng 8.000 năm trước tại khu vực khảo cổ thời kỳ đồ đá tại Syria và Ai Cập, và sự hiện diện của nó trong nền văn hoá Trung Đông vẫn đang được cảm nhận rộng rãi. Ai Cập là đất nước sản xuất chà là lớn nhất trên thế giới và gần như tất cả chà là được tiêu thụ bởi chính người Ai Cập. Sau vài nghìn năm, Ai Cập tiếp tục trở thành trung tâm sản xuất chà là, nhưng các cánh rừng chà là lại dễ bị tổn thương bởi sự phá hoại của dịch đuông.
THÁCH THỨC
Halim Kashaba, một nông dân trồng chà là 66 tuổi, có khoảng 700 cây chà là mà ông gọi là những cây cọ “yêu dấu”. “Khi tôi bắt đầu trồng chà là, công việc làm nông là một thứ gì đó rất cá nhân, giống như tôi có những đứa con vậy,” ông chia sẻ. Nhưng những cây chà là của ông đang bị đe doạ bởi kiến đuông đỏ, loại sâu bệnh chết chóc có thể phá huỷ một cây chà là trong vòng vài tuần bằng việc ăn tới lõi của cây. “Bạn có thể nghe thấy âm thanh những con đuông đang nhai tóp tép!” ông nói. “Khi tôi phát hiện ra những con đuông, tôi không thể ngủ được cho tới khi tôi chắc chắn nó đã bị xử lý.”
GIẢI PHÁP
Phát hiện sớm sâu bệnh là điều rất cần thiết,” Tiến sĩ Mohamed Kamal Abbas nói, ông là chuyên gia nghiên cứu về kiến đuông đỏ tại Viện Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật Ai Cập. “Một khi chúng tôi tìm ra điểm lây nhiễm xâm nhập, chúng tôi sẽ làm sạch khu vực đó, đào một cái hố nhỏ, và bơm thuốc diệt côn trùng vào.” Mohamed đã phát triển các phương pháp quản lý dịch hại trong suốt hơn 20 năm qua. “Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đánh giá và thử nghiệm thuốc trừ sâu trước khi nông dân bắt đầu sử dụng. Tôi cảm thấy rất tự hào khi chúng tôi tìm ra một phương pháp mới mà nhờ đó người nông dân có thể bảo vệ cây trồng của họ khỏi bị phá hoại” ông nói.
Bình luận