Trong khoảng thời gian 30 năm, ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, từ chỉ chiếm 0,1% tới cung ứng 20% sản lượng cà phê toàn cầu. Hiện nay Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, sau Brazil, giúp tạo việc làm cho khoảng 2,6 triệu người trong ngành công nghiệp cà phê. Với nửa triệu nông hộ nhỏ đang canh tác cây cà phê, ngành công nghiệp này đã phần nào giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nghèo đói một cách ngoạn mục – từ hơn 60% vào năm 1994 xuống hơn 10% ở thời điểm hiện tại.
THÁCH THỨC
Nguyen Hong Ky, người nông dân với 18 năm gắn bó với cây cà phê, nói rằng sản lượng cà phê của ông đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. “Có rất nhiều khó khăn trong việc trồng trọt, nhưng vấn đề chủ chốt là bảo vệ cây cà phê khỏi sâu bệnh và dịch hại. Cà phê là nguồn sống của chúng tôi, bởi vậy việc cây cà phê phát triển tốt rất quan trọng cho sinh kế của chúng tôi,” ông chia sẻ. Có hàng loạt nguy cơ lớn ảnh hưởng tới cà phê của ông Nguyen, bao gồm bệnh rỉ sắt, tuyến trùng hại rễ và mọt đục quả cà phê.
GIẢI PHÁP
Nguyen Xuan Hoa, một nhà khoa học thực vật chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, có một niềm đam mê cá nhân với việc giúp đỡ người nông dân bảo vệ vây trồng của họ: “Tôi uống cà phê mỗi ngày – nó thật sự giúp tôi thư thái đầu óc!” Cụ thể, ông đang nghiên cứu cải thiện phương pháp bảo vệ cây cà phê khỏi tuyến trùng hại rễ – đây là tác nhân tấn công và phá huỷ hệ thống rễ cây cà phê, đồng thời đưa ra những lời khuyên cho người nông dân. “Đầu tiên, anh phải loại bỏ các cây cà phê bị nhiễm bệnh. Sau đó, trồng cây mới và phải bảo đảm rằng anh sử dụng thuốc trừ sâu để kiểm soát bất cứ tuyến trùng nào phát sinh. Sau đó chúng ta sẽ có cà phê,” ông hướng dẫn.
Bình luận