Khi đang là Tổng Thống, cách tiếp cận của tôi đối với vấn đề này cũng giống với cách tôi để khoa học quyết định các chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu. Tôi cố gắng để ngành khoa học quyết định thái độ của mình đối với ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và các công nghệ mới. – Obama chia sẻ khi bàn về sinh vật biến đổi gen
Tại một trong những lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên kể từ khi rời khỏi Nhà Trắng, cựu Tổng thống Obama đã chia sẻ quan điểm của ông về sinh vật biến đổi gen (GMO) và thực phẩm biến đổi gen – những chủ đề mà ông không trực tiếp phát biểu trong suốt 8 năm tại nhiệm.
Sau bài diễn thuyết ngắn trị giá 3,26 triệu đô tại Hội nghị Đổi mới về Thực phẩm Toàn cầu Seeds & Chips tại Milan, Italy ngày 9/5/2017, Obama đã trả lời các câu hỏi từ Sam Kass, cựu bếp trưởng tại Nhà Trắng. Kass bày tỏ quan điểm tin tưởng rằng, chỉnh sửa gen là một công nghệ đang lên. Một trong những lợi ích tiềm năng lớn nhất của nó đó là thay đổi cách chúng ta ăn uống với chất lượng dinh dưỡng được cải thiện, giảm nhu cầu sử dụng nước và nhiều hơn thế nữa.
“Công nghệ này rẻ và dễ sử dụng” Kass chia sẻ, trước khi hỏi Obama về quan điểm của ông đối với thực phẩm chỉnh sửa gien.
“Theo tôi được biết, cuộc thảo luận về thực phẩm biến đổi gen có rất nhiều tranh cãi” Obama trả lời. “Khi đang là Tổng Thống, cách tiếp cận của tôi đối với vấn đề này cũng giống với cách tôi để khoa học quyết định các chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu. Tôi cố gắng để ngành khoa học quyết định thái độ của mình đối với ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và các công nghệ mới.”
“Sự thật là nhân loại đã luôn luôn gắn liền với biến đổi gen” Obama nói “Gạo, ngô hay lúa mỳ mà chúng ta đang ăn ngày nay không giống với ngô hay gạo của 1.000 năm trước.”
Vào năm 2016, lần đầu tiên, Obama đã ký một đạo luật yêu cầu trên nhãn của tất cả thực phẩm phải nêu rõ có chứa các thành phần biến đổi gen hay không.
Cựu Tổng thống Obama đã giải thích rõ ràng rằng, yêu cầu cần có cách tiếp cận cẩn trọng hơn đối với các công nghệ mới là điều dễ hiểu, đồng thời khuyến khích các chính sách thông minh trong việc quản lý những công nghệ này. Tuy vậy, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc suy nghĩ cởi mở trước tiềm năng của công nghệ mới.
“Cuộc tranh luận về GMO diễn ra tại Hoa Kỳ cũng như tại Châu Âu, tôi có chút lo lắng rằng khi thấy đôi khi nhiều cuộc đối thoại bị cắt đứt, ngược lại, chúng ta hãy xem sự thật là gì,” Obama nói thêm.
Một đánh giá liên tục trong 2 thập kỷ cùng hơn 900 nghiên cứu khoa học thực hiện bởi Học viện Khoa học Quốc gia (National Academy of Sciences) phát hành năm 2016 đã cho thấy không có bằng chứng nào về việc thực phẩm biến đổi gen gây nguy hại tới sức khoẻ con người. Hơn 275 cơ quan nghiên cứu độc lập có kết luận tương tự rằng thực phẩm biến đổi gen không gây ra vấn đề nào về sức khoẻ tương tự như thực phẩm hữu cơ hay các thực phẩm thông thường khác, và trong một số trường hợp nó còn có những lợi ích về môi trường. Tuy thế, nhưng các nhà hoạt động cho rằng chúng ta vẫn chưa hiểu biết đủ về BĐG.
Trước cuộc thảo luận, Obama và Kass đã bàn luận về tác động của canh tác nông nghiệp đối với môi trường, và Obama tán thành sự cần thiết phải tính đến các lợi ích của người nông dân trong các chính sách về môi trường.
“Trong chừng mực nào đó, khi bạn có thể cho người nông dân canh tác ở quy mô vừa và nhỏ thấy được những phương thác canh tác để làm mọi thứ tốt hơn, những phương thức có thể giúp họ tiết kiệm tiền hay ít nhất không gây ra chi phí cho họ, họ sẽ vui vẻ ứng dụng một trong số những quy trình và hệ thống mới đó.,” Obama nói. “Nhưng nếu những gì họ thấy là bạn đang đặt các vấn đề môi trường là ưu tiên hơn cả so với lợi ích kinh tế của họ, thì họ sẽ từ chối,”
Obama ko đề cập cụ thể liệu sinh vật BĐG và cây trồng chuyển gen có thể là giải pháp “hai bên cùng có lợi” cho cả nông dân và các nhà hoạt động môi trường. Nhưng có vẻ đây sẽ không phải là sự kiện cuối cùng chúng ta được nghe từ vị cựu Tổng thống về tiềm năng của công nghệ sinh học trong việc thay đổi ngành thực phẩm và nông nghiệp.
Bình luận